Massage cho bà bầu có tốt không?
Massage cho bà bầu có tốt không là băn khoăn thắc mắc của nhiều người hiện nay khi có ý định thư giãn, trị liệu với các liệu pháp tại spa. Có thể nói, massage cho bà bầu đem lại nhiều lợi ích cho chị em. Cụ thể:
1. Giúp mẹ bầu thư giãn trong các giai đoạn mang thai của mình
Mỗi giai đoạn mang thai, chị em sẽ gặp những căng thẳng và mệt mỏi khác nhau. Và những điều này sẽ có tác động tiêu cực đến sức khỏe của cả mẹ và em bé trong bụng. Và cách massage cho bà bầu tại nhà và massage cho bà bầu theo dịch vụ chăm sóc bà bầu tại các spa uy tín đều giúp mẹ bầu thư giãn tối đa trong các giai đoạn mang thai của mình. Nhờ vậy, chị em sẽ có tinh thần và sự thoải mái tốt nhất, giúp cho thai nhi phát triển tốt nhất. Đặc biệt, kết hợp với 12 cách thổi bay stress mệt mỏi cho bà bầu như là phương thuốc hữu hiệu cho mẹ thư giãn tinh thần, sẵn sàng chào đón thiên thần sắp chào đời.
Có thể bạn muốn biết:
- 15 bếp điện từ đôi loại tốt nhất tính năng thông minh an toàn giá từ 2tr
- 4 kinh nghiệm nên đặt máy lọc không khí ở đâu trong phòng tốt nhất
- Top 10 máy lạnh Panasonic 1HP khử mùi, siêu tiết kiệm điện nhất
- So sánh máy lọc không khí Airshot Omni và Hitachi EP-A3000 chi tiết
- So sánh máy ép Kuvings C7000 và Evo820 theo 5 tiêu chí đánh giá
Massage cho bà bầu liệu có tốt không? (Nguồn: spabaltica.pl)
1. Giúp lưu thông máu
Massage là biện pháp giúp lưu thông máu cho các chị em giai đoạn mang thai khá tốt. Và điều này không chỉ tốt cho sức khỏe của mẹ mà còn giúp cho em bé trong bụng phát triển toàn diện hơn.
1.3. Tăng cường cung cấp oxy cho thai nhi
Bên cạnh việc giúp lưu thông máu tốt, massage cho bà bầu còn giúp tăng cường cung cấp oxy cho em bé, điều này cực kỳ tốt cho sự phát triển của thiên thần nhỏ.
1. Tăng độ đàn hồi cho da, tránh rạn da cho bà bầu
Rạn da là nỗi ám ảnh của chị em trong giai đoạn mang thai. Và cách cách massage cho bà bầu tại nhà và spa như một vị “cứu tinh” giúp tăng độ đàn hồi cho da, giúp tránh rạn da.
1. Giảm biến chứng như phù nề, táo bón
Ngoài các lợi ích trên, massage cho chị em trong giai đoạn mang thai còn giúp giảm những biến chứng khi mang bầu như táo bón, phù nề. Đây đều là những điều gây khó chịu và không thoải mái, ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của chị em trong giai đoạn mang bầu.
1.6. Cải thiện giấc ngủ và mô hình giấc ngủ của thai nhi
Massage không chỉ tốt cho mẹ bầu mà còn cực kỳ tốt cho sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Nhờ trải nghiệm, đặt trước dịch vụ chăm sóc bà bầu ở Mẹ bé Hoàng Gia Spa, bé có thể được cải thiện giấc ngủ cũng như xây dựng mô hình giấc ngủ, điều này rất có lợi cho em bé phát triển trong bụng mẹ.
Massage giúp cải thiện giấc ngủ cũng như mô hình giấc ngủ của em bé trong bụng (Nguồn: premawellness.ca)
1. Giúp thai nhi tăng cân nhiều hơn
Theo nhiều nghiên cứu tin cậy, massage cho bà bầu có ích rất nhiều trong việc giúp em bé trong bụng tăng cân nhiều hơn. Và đây chắc hẳn là điều mà nhiều ông bố bà mẹ yêu thích.
1. Đẩy nhanh quá trình trở dạ của mẹ bầu
Giai đoạn trở dạ càng lâu sẽ khiến mẹ càng đau đớn, mất sức và đầy rủi ro khi sinh. Và đăng ký liệu trình chăm sóc bà bầu tại Vietsun Care là biện pháp hữu ích giúp đẩy nhanh quá trình trở dạ của chị em mang bầu, giúp giảm được các nguy cơ rủi ro do thời gian trở dạ quá lâu.
1. Giúp giảm nguy cơ căng cơ bắp
Việc căng cơ bắp là điều cực kỳ dễ gặp phải ở chị em mang bầu. Điều này khiến chị em cực kỳ khó chịu và bất tiện trong cuộc sống. Thấu hiểu điều này, các đấng mày râu nên đưa chị em đến với dịch vụ chăm sóc, massage bà bầu chuyên sâu tại Bảo Hà Spa để giảm nguy cơ căng cơ bắp ở chị em.
1. Cải thiện chứng đau thần kinh của mẹ
Nếu massage cho bà bầu đúng cách, mẹ bầu sẽ được cải thiện chứng đau thần kinh. Nhờ vậy, mẹ có thể giảm các căng thẳng, chứng trầm cảm nguy hiểm.
Massage cho mẹ bầu giúp cải thiện chứng đau thần kinh của mẹ (Nguồn: marrybaby.vn)
Cách massage cho bà bầu tại nhà đúng cách
Massage cho bà bầu như thế nào? Điều này sẽ được giải đáp ngay dưới đây!
Hướng dẫn cách massage cổ, vai, gáy cho bà bầu
Massage cho bà bầu đúng cách ở cổ, vai, gáy mà bất kỳ đấng mày râu nào cũng có thể thực hiện gồm 4 bước dễ dàng.
Cụ thể, bước 1 cần cố định cổ của chị em bằng cách đặt một bàn tay thật nhẹ lên đỉnh đầu. Sau đó, sử dụng hai ngón tay gồm ngón trỏ và ngón cái để day ấn thật nhẹ cũng như ấn vào đúng hai đường gân tại vị trí cạnh hõm gáy.
Bước thứ 2, vẫn sử dụng ngón trỏ và ngón cái để vuốt thật nhẹ nhàng dọc theo đường gân. Khi vuốt, sẽ dừng lại khi đến huyệt vai rồi day nhẹ huyệt.
Bước thứ 3 dùng hai bàn tay để bám vào vai các chị em. Sau đó, hãy dùng ngón tay cái tay thuận để vuốt nhẹ theo hướng huyệt cổ sang phía hai bên. Tiếp đó, dùng tay ấn thật nhẹ vào đúng 3 điểm dọc theo huyệt đến đầu vai. Mỗi điểm ấn cách nhau khoảng 1 đốt ngón tay.
Bước thứ 4 là bước các anh chồng cần dùng cả hai bàn tay rồi bóp nhẹ vào hai đầu vai của chị em sau đó di chuyển tay xuống phần cánh tay.
2. Cách massage lưng, hông
Ngoài massage cổ, vai, gáy, các anh cũng nên học tập cách massage hông và lưng cho mẹ bầu. Massage hông và lưng cũng gồm 4 bước cực dễ. Bước số 1 là xác định huyệt cổ và từ hai huyệt này, dùng hai ngón cái để ấn dọc xuống thắt lưng của chị em.
Bước số 2, khi tay ấn đến thắt lưng, dùng lực để day và ấn nhẹ tuân theo chiều đi xuống.
Bước số 3, sử dụng một tay để vịn vào vai chị em, tay còn lại phải úp lòng bàn tay xuống và đặt vào phần thắt lưng. Sau đó, các anh sẽ dùng lực day ấn nhẹ một cách từ từ lên vai.
Bước thứ 4, các anh cần dùng hai bàn tay để bóp vai mẹ bầu đúng 3 lần sau đó vuốt thẳng một đường từ cổ sang hai bên vai. Sau đó, tay cần di chuyển xuống phần lưng và vuốt nhẹ theo chiều xương sống sang hai bên sườn của chị em.
2.3. Massage chân cho mẹ bầu
Chị em thường xuyên căng cơ, chuột rút ở chân. Do đó, chồng cũng cần học massage chân cho mẹ bầu. Massage chân cũng cần 4 bước.
Bước 1, sử dụng một tay vuốt thẳng theo hướng từ dưới cổ chân đến ống đồng. Sau đó, vuốt thẳng một đường từ bắp chân xuống phía dưới.
Bước 2 cần sử dụng hai ngón cái vuốt nhẹ nhàng dọc theo hai đường nằm bên cạnh của ống đồng. Những ngón tay khác sẽ ôm lấy bắp chân chị em rồi bóp và vuốt nhẹ nhàng.
Bước 3 cần thực hiện day hai bên chân chị em theo hướng xoắn ốc bằng hai ngón tay cái. Nếu các anh không quen thực hiện bằng cả hai tay thì có thể sử dụng một tay nắm lấy gót chân của chị em và một tay thực hiện động tác day.
Bước 4 gồm việc các anh dùng cả hai ngón tay cái để miết dọc chân của chị em theo hướng từ bàn chân đến kẽ ngón chân. Lòng bàn chân sẽ được vuốt bằng các ngón tay khác. Tiếp đó, các anh sẽ ấn huyệt lòng bàn chân cho chị em cũng như se đầu ngón chân bằng ngón tay cái. Ngoài ra gia đình nên tham khảo các sản phẩm trong top 8 máy massage vùng lưng, chân tính năng hiện đại sẽ giúp ích cho mẹ bầu rất nhiều, tìm hiểu ngay nhé.
Cách massage hông và lưng cho bà bầu (Nguồn: lauraboscawen.com)
3. Lưu ý khi massage cho bà bầu tại nhà
3. Tư thế nằm khi massage
Tư thế nằm khi massage cho chị em trong thời kỳ mang thai cần hết sức chú ý. Mẹ bầu không được nằm úp khi massage. Khi massage chân, chị em có thể ngồi để massage hoặc nằm ngửa thẳng chân hay nằm nghiêng nhẹ nhàng. Massage cổ vai, gáy hoặc massage lưng, hông cần ngồi thẳng lưng. Tuân thủ tư thế khi massage sẽ giúp chị em vừa thư giãn thoải mái vừa không gây hại cho em bé.
3. Cường độ massage
Cường độ massage là điều lưu ý khi massage cho bà bầu tại nhà cực kỳ quan trọng. Massage nhiều sẽ khiến tác động không tốt đến mẹ và bé. Do đó, các chị em không nên massage nhiều lần trong một ngày. Chỉ nên massage tối đa 1 lần trong 1 ngày và 3 – 4 lần một tuần.
3.3. Cẩn thận khi massage vùng bụng
Vùng bụng khi mang thai cực kỳ nhạy cảm và cần bảo vệ. Để không là ảnh hưởng đến con yêu, các mẹ cần hết sức cẩn thận khi massage vùng bụng. Chỉ một sơ suất nhỏ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bé ngay lập tức.
3. Không xoa bóp quá mạnh
Cơ thể phụ nữ khi mang bầu cực kỳ nhạy cảm và dễ bị tổn thương, ảnh hưởng đến sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi. Do đó, massage sâu, mạnh không bao giờ được thực hiện ở bà bầu. Do đó, các cách massage cho bà bầu tại nhà luôn cần hết sức chú ý lực xoa bóp, không nên làm quá mạnh.
Tư thế nằm khi massage cho bà bầu là điều hết sức quan trọng cần được lưu ý (Nguồn: adayroi.com)
3. Chỉ nên massage vào quý II và quý III
Thời điểm massage cho mẹ bầu cực kỳ quan trọng. Theo lời khuyên của nhiều chuyên gia, các chị em chỉ nên massage từ tháng thứ 4 của thai kỳ. Nếu massage sớm hơn, chị em rất có thể bị sảy thai không mong muốn.
3.6. Thời gian massage từ 15 – 20 phút/ lần
Thời lượng massage thích hợp nhất cho chị em là khoảng 15 đến 20 phút cho một lần. Không nên massage quá lâu vì điều này có thể có tác động tiêu cực đến sức khỏe.
3. Ngưng massage ngay khi có dấu hiệu bất thường
Khi thực hiện massage, nếu có dấu hiệu gì bất thường như buồn nôn, không thoải mái, choáng hay bất kỳ dấu hiệu nào, chị em nên ngay lập tức ngưng massage và theo dõi tình trạng cơ thể. Nếu có những dấu hiệu xấu, hãy ngay lập tức đi khám, theo dõi thai sản tổng quát kỹ càng để phát hiện hoặc đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.
3. Không nên massage thường xuyên
Không nên thực hiện massage thường xuyên và sử dụng tinh dầu khi massage là điều lưu ý tiếp theo cho các chị em mang bầu. Nếu không tuân thủ, các chị em có thể gặp phải tình huống đáng tiếc không mong muốn.
Các mẹ bầu chỉ nên thực hiện massage từ tháng thứ 4 trở đi (Nguồn: adayroi.com)
Trên đây là những hướng dẫn chi tiết về cách massage cho bà bầu tại nhà hữu ích, khoa học. Hy vọng rằng, những kiến thức bổ ích này sẽ giúp các gia đình chăm sóc chị em trong thời kỳ mang thai một cách tốt nhất. Đừng quên theo dõi Blog Ntdtt để khám phá các địa chỉ uy tín để massage cho bà bầu ở TPHCM và các địa chỉ massage cho bà bầu tại Hà Nội uy tín nhất. Chúc bạn khỏe mạnh và hẹn gặp lại.