Lắp điều hòa cần những gì?
Các vật tư cần chuẩn bị trước khi lắp đặt điều hòa bao gồm: Ống đồng, CB điện, Miếng quấn cách nhiệt, Dây điện, Thanh chữ L đỡ dàn nóng ngoài trời, Một đoạn ống dẫn nước từ dàn máy lạnh ra ngoài.
Những dụng cụ cần để lắp lắp đặt điều bao gồm: dụng cụ loe ống, kẹp cắt ống đồng, máy khoan tường mạnh mẽ, máy hút chân không hiệu năng tốt, đồng hồ đo áp suất.
Có thể bạn muốn biết:
- Hướng dẫn sử dụng lò vi sóng Electrolux EMS3067X cụ thể chi tiết nhất
- Một lần giặt máy tốn bao nhiêu nước? Tư vấn nên mua loại tiết kiệm nhất
- 8 tiêu chí so sánh bếp điện từ và bếp hồng ngoại loại nào tốt hơn
- Đánh giá máy đánh trứng BlueStone có tốt không?
- Hướng dẫn cách bật điều hòa 2 chiều chuyển đổi nóng và lạnh đơn giản
Lưu ý: Các vật tư, dụng cụ có thể phát sinh tùy thuộc vào địa hình lắp điều hòa của mỗi gia đình.
Cách lắp điều hòa tại nhà đơn giản, dễ thực hiện. (Nguồn: nikawa.vn)
Nên lắp điều hòa ở vị trí nào đúng và hợp phong thủy
Dưới đây là hướng dẫn cách lắp điều hòa đúng theo kỹ thuật, dùng ngon lại hợp phong thủy bạn cần biết:
Vị trí cục nóng và cục lạnh sao cho đúng
Cục lạnh là phần lắp đặt ở bên trong phòng, do vậy cần tránh lắp cục lạnh ở những nơi có ánh nắng chiếu trực tiếp vào hoặc những nơi có sự chênh lệch nhiệt độ cao so với nhiệt độ trong phòng. Bạn nên chọn vị trí lắp cục lạnh sao cho luồng gió thổi lá dọc phòng, tránh để thổi ngang hoặc thổi về góc phòng, điều này sẽ khiến khí lạnh không thể phân bổ đồng đều quanh phòng.
Cục nóng là phần lắp đặt ngoài trời, do vậy bạn nên chọn vị trí lắp trên cao, thoáng mát và nên lắp ở khu vực có mái che, hạn chế trình trạng cục nóng rỉ sét hoặc vào những ngày thời tiết không thuận lợi.
2. Chọn vị trí lắp điều hòa theo phong thủy
Theo phong thủy, trong khi ngủ là lúc khí trường dễ dàng tản mát do vậy không thể tự hình thành nên lớp bảo vệ. Khi đó cơ thể con người không có sức kháng cự, do vậy mà rất dễ bị tác động bởi các yếu tố xấu bên ngoài làm cơ thể sinh bệnh. Để tránh cơ thể phải chịu luồng khí lạnh thổi xộc vào cơ thể, vị trí lắp điều hòa hợp phong thủy nhất là ở mé trái/phải của cửa ra vào.
2.3. Khoảng cách lắp điều hòa chuẩn nhất
Trong quá trình sử dụng, vận hành, người dùng cần vệ sinh cho điều hòa đúng cách, giúp tối ưu hiệu quả hoạt động, tăng tuổi thọ một cách thường xuyên. Do vậy dàn lạnh cần lắp ở những vị trí thuận tiện cho việc vệ sinh và bảo dưỡng máy, tránh lắp ở những vị trí quá cao, gây bất tiện, khiến người dùng lười vệ sinh máy hơn.
Khoảng cách lắp đặt giữa cục nóng và cục lạnh không được cách nhau quá xa vì càng xa sẽ tốn càng nhiều dây ống đồng, tác động trực tiếp tới hiệu quả làm lạnh nhanh của máy.
3. Hướng dẫn cách lắp điều hòa mới mua
3. Các việc cần làm trước khi lắp máy lạnh
Trước hết, bạn cần phải xác định vị trí lắp điều hòa. Nếu đó là vị trí máy lạnh cũ hoặc dùng lại đường ống cũ, cần phải sục đẩy sạch khí gas trong đường ống, kiểm tra rò rỉ gas.
Tiếp theo, dựa vào vị trí đã xác định, đo khoảng cách để tính chiều dài của ống đồng, dây điện cần dùng để lắp đặt.
Sơ đồ lắp đặt điều hòa (Nguồn: dienlanhtienlen.com)
3. Các bước lắp dàn lạnh
Bước 1: Lắp đặt giá đỡ dàn lạnh.
Trước khi bắt đầu thao tác lắp, cần căn chỉnh vị trí lắp giá đỡ sao cho khi lắp lên, dàn lạnh ở vị trí cân bằng.
Dùng vít cố định giá đỡ và khoan một lỗ để đưa ống đồng ra ngoài.
Bước 2: Đấu nối phần dây điện bên trong dàn lạnh
Bước 3: Lắp dây đồng và quấn cách nhiệt hạn chế tình trạng thoát hơi lạnh cho cả 3 ống dàn lạnh.
Bước 4: Tiến hành lắp đặt dàn lạnh lên trên giá đỡ.
3.3. Các bước lắp dàn nóng
Khi tiến hành lắp đặt dàn nóng, bạn chú ý không nên làm ngay ở phần giữa bức tường, vì khi máy hoạt động sẽ tạo ra tiếng ồn mạnh do vậy sẽ gây ảnh hưởng tới bạn và gia đình.
Giá treo cục nóng nên lựa chọn những giá cứng cáp và có khả năng chịu lực tốt.
Bước 1: Tiến hành đo khoảng cách 2 chân đế.
Bước 2: Căn chỉnh vị trí lắp đặt dàn nóng ở vị trí cân bằng.
Bước 3: Bắt vít và cố định thanh chữ L lên tường.
Bước 4: Cố định cục nóng vào thanh chữ L.
Bước 5: Thao tác đấu nối dây đồng, dây điện và quấn cách nhiệt van gas tương tự như lắp đặt dàn lạnh.
3. Cách đi ống đồng và nguồn điện đúng cách
Các bước đi ống đồng đúng cách mà bạn nên biết:
Bước 1: Bẻ ống đồng tới vị trí lắp đặt dàn nóng.
Bước 2: Sử dụng kìm chuyên dụng để loe phần đầu ống, kết nối với phần dây đồng đi ở phía ngoài. Việc loe ống là bước khó và quan trọng nhất, yêu cần phải loe đúng kỹ thuật và khớp với phần đầu nối, hạn chế việc thoát hơi lạnh ra môi trường.
Bước 3: Nối đầu dây từ dàn lạnh với phần dây đồng.
Cách đi ống đồng và nguồn điện đúng cách. (Nguồn: cdn.tgdd.vn)
3. Kiểm tra hoạt động
Sau khi hoàn thành các bước lắp đặt dàn nóng, dàn lạnh cần nên kiểm tra lại hoạt động của máy với các thao tác như bật quạt gió, tăng giảm nhiệt độ,…
Chi phí lắp đặt điều hòa hết bao nhiêu?
Chi phí bạn cần phải bỏ ra nhiều nhất đó là chi phí dành cho ống đồng. Hiện nay ở bất cứ các siêu thị điện máy đều bán sẵn ống đồng với giá giao động từ 150.000 – 180.000 đồng/mét đã tính phí lắp đặt. Nếu khoảng cách của dàn nóng và dàn lạnh cành dài thì khoản chi phí cho lắp đặt điều hòa càng tăng. Do vậy việc chọn vị trí lắp đặt là việc hết sức quan trọng và cần thiết.
Lưu ý khi lắp điều hòa
Lắp ống xả đúng tránh máy lạnh bị chảy nước
Ống xả điều hòa là một bộ phận giúp dẫn nước thải thoát ra từ điều hòa trong quá trình làm mát. Tuy nhiên, việc lắp ống xả không đúng cách sẽ làm máy lạnh bị chảy nước. Chọn vị trí lắp là việc điều quan trọng nhất trong việc lắp ống xả đúng cách, bạn nên chọn lắp ống xả ngay dưới đáy của dàn nóng. Khi tiến hành nối ống xả với ống nối, lưu ý xoay và đẩy ống xả vào sâu trong ống nối khoảng từ 40~45 mm. Lưu ý cần nên quấn thêm một vài lớp băng dính chống thấm nước ở bên ngoài phòng trường hợp nước bị rò rỉ.
Máy lạnh không lạnh sau khi lắp
Sau khi hoàn thành các bước lắp đặt và bật thử máy lên, thì thấy điều hòa không mát. Có lẽ đây là một lỗi kỹ thuật thường gặp do trong quá trình lắp ẩu, không thử gas các đầu tán ở dàn lạnh. Do vậy, khi lắp đặt xong bạn nên chú ý kiểm tra các đầu tán bao gồm đầu số 6, 10, 12, 16 và 19 bằng cách dùng nước xà phòng có tạo bọt.
5.3. Máy lạnh không chạy sau khi lắp
Sau khi lắp và tiến hành bật thử máy thì thấy máy lạnh không chạy và không có thổi ra. Lúc này bạn cần kiểm tra lại các mối dây của dàn quạt, tụ điện hoặc chân điều khiển ON/OFF quạt gió dàn ngưng.
Kiểm tra rò điện máy lạnh
Để kiểm tra máy lạnh sau khi lắp có bị rò điện bạn nên dùng bút thử điện thử bất cứ điểm nào trên dàn lạnh. Nếu thấy bút sáng lên thì đó là dấu hiệu cảnh báo máy lạnh nhà bạn đang bị rò điện. Ngay lập tức ngắt cầu dao và tiến hành kiểm tra lại các đầu nối của điều hòa.
Kiểm tra máy lạnh kỹ lưỡng sau khi thực hiện lắp đặt (Nguồn: tricityhvac.net)
Cách lắp điều hòa đúng phương pháp, đúng vị trí, sẽ giúp nhà bạn có thể cắt giảm được kha khá lượng điện năng tiêu thụ đồng thời kéo dài tuổi thọ của máy lâu hơn. Chọn mua các dòng máy lạnh hiện đại, đa tính năng và thực hiện lắp đặt ngay. Chúc các bạn thành công với những hướng dẫn được chia sẻ trong bài viết này nhé!