Cách Sử Dụng Máy Làm Bánh Mì Tiross Hiệu Quả – Bánh Mì Ngon Nhất

Chúng ta biết đến Tiross không chỉ với sản phẩm máy làm bánh mỳ mà còn rất nhiều đồ gia dụng khác như máy sưởi, nồi cơm, máy pha cà phê, máy làm tỏi đen…

Với 10 năm có mặt tại thị trường Việt Nam, thương hiệu đến từ Balan này đã chinh phục được tình cảm nhiều khách hàng. Bài viết này hướng dẫn cách sử dụng máy làm bánh mỳ Tiross. Mời các bạn theo dõi!

Máy làm bánh mỳ Tiross là máy gì?

Bài viết này sẽ tập trung giới thiệu về 2 model Tiross TS820 và TS821 – 2 sản phẩm khá quen thuộc trong nhiều gia đình Việt Nam. Bạn có thể tham khảo thêm các loại máy làm bánh mỳ tốt nhất.

Thông số kỹ thuật: Máy làm bánh mì Tiross TS820 và TS821 đều có công suất 600W, dung tích 2l, cho ra bánh có khối lượng 700-900gr, thoải mái đáp ứng khẩu phần ăn của một gia đình 2-6 người.

Tính năng nổi bật: Nếu Tiross TS820 được làm bằng vỏ trắng nhựa cao cấp mang lại vẻ hiện đại thì Tiross TS821 làm bằng inox siêu bền. Cả 2 chiếc máy đều được tích hợp 12 chức năng làm bánh đa dạng: bánh mì thông thường, bánh mì Pháp, bánh ngọt, sandwich, mứt,… với 3 mức tùy chỉnh vàng nhạt-trung bình-đậm tùy theo sở thích.

Xem thêm:

Chế độ hẹn giờ lên đến 13h, giúp bạn hoàn toàn yên tâm cho bữa sáng sẵn sàng ngay sau khi thức giấc. Ngoài ra, máy Tiross cũng có khả năng giữ ấm 1h sau khi nướng đảm bảo bạn luôn có món bánh mì nóng hổi. Ruột nồi chống dính giúp bạn lau chùi dễ dàng.

YouTube video

Cách Chức Năng Chính:

Thực đơn dùng để đặt các chương trình khác nhau. Mỗi lần ấn nút Menu sẽ cho phép bạn chọn các chương trình muốn chọn. Nếu ấn 12 lần liên tục thì chương trình sẽ quay trở lại ban đầu, 12 chương trình của máy bao gồm:

BASIC: Nhào trộn, ủ nướng loại bánh mỳ cơ bản. Bạn có thể cho nguyên liệu và gia vị theo ý muốn của bạn.

FRENCH: Nhào trộn, ủ và nướng với thời gian trộn lâu hơn. Bánh mỳ được nướng theo thực đơn này thì thường vỏ bánh giòn hơn và ruột mềm hơn.

3. WHOLE WHEAT: Nhào trộn, ủ và nướng loại bánh mỳ lúa mạch. Chọn chương trình này thì thời gian làm nóng sẽ lâu hơn làm cho bột mỳ có thể ngấm đều nước và nở ra. Nếu chọn chương trình này thì không được chọn chức năng DELAY vì nếu chọn thì thường cho ra chất lượng bánh mỳ không ngon.

QUICK: Nhào trộn, ủ và nướng bánh với bột và nước sô đa nướng bánh. Bánh mỳ được nướng theo chương trình này thường nhỏ hơn và ruột đặc hơn.

SWEET: Nhào trộn và nướng bánh mỳ ngọt.

6. ULTRA FAST I: Nhào trộn, ủ và nướng bánh mỳ 1.5Lb trong một thời gian ngắn nhất. Thông thường bánh mỳ được làm ra theo chương trình này sẽ nhỏ và thô hơn loại bánh mỳ được làm ra theo chương trình QUICK.

ULTRA FAST II: Sử dụng chương trình như trên nhưng nướng ổ bánh mỳ 2.0Lb.

DOUGH: Nhào trộn, ủ nhưng không nướng. Bỏ bột được nhào trộn ra và tạo hình dáng cho các loại bánh mỳ như bánh mỳ ống, pizza hoặc hấp…v.v

JAM: Đun sôi mứt và nghiền quả mứt.

CAKE: Nhào trộn, ủ và nướng. Ủ với nước sô đa hoặc bột nướng.

1 SANDWICH: Nhào trộn, ủ và nướng bánh sandwich. Dùng để nướng loại bánh mỳ ruột mềm và vỏ mỏng.

1 BAKE: Chỉ nướng không nhào trộn và ủ. Chương trình này dùng để tăng thêm thời gian nướng đối với các chương trình đã chọn.

may lam banh my tiross ntdtt com 2

COLOR

Với nút này bạn có thể chọn màu hơi vàng, vàng và vàng đậm cho vỏ bánh. Bạn hãy ấn nút và chọn màu của vỏ bánh bạn muốn.

DELAY (TIME + OR TIME)

Bạn có thể chọn chức năng này nếu không muốn máy hoạt động.

Lưu ý: Thời gian trì hoãn lâu nhất là 13 tiếng đồng hồ và thời gian trì hoãn bao gồm cả thời gian nướng bánh. Nếu dùng chế độ này không nên dùng để nướng các loại bánh có thêm trứng, sữa tươi, hoa quả và hành…v.v.

KEEP WARM:

Sau khi làm xong bánh mỳ vẫn được giữ ấm trong khoảng 60 phút. Nếu bạn muốn lấy bánh mỳ ra, xin hãy tắt máy bằng nút START/STOP.

MEMORY:

Nếu nguồn điện đột nhiên bị mất trong quá trình làm bánh không lâu hơn 15 phút, máy sẽ tự động hoạt động trở lại. Trong trường hợp nguồn điện mất lâu hơn 15 phút thì bắt buộc phải ấn nút khởi động lại máy từ đầu.

ENVIROMENT:

Máy có thể làm việc ở nhiều mức nhiệt độ khác nhau, nhưng ổ bánh mỳ làm ra sẽ khác nhau nếu nhiệt độ trong phòng khác nhau. Nhà sản xuất khuyên nên dừng máy trong phòng có nhiệt độ từ 15 đến 30oC.

WARNING DISPLAY:

Nếu màn hình hiển thị “H:HH” ấn nút START/STOP thì nhiệt độ bên trong còn quá nóng. Khi đó chương trình phải hủy bỏ. Trong trường hợp như vậy, hãy mở nắp máy ra và để nguội trong vòng 10 đến 20 phút.

Nếu màn hình hiển thị “E:EE” sau khi ấn START/STOP thì bộ phận cảm ứng nhiệt chưa được kết nối. Trong trường hợp như vậy hãy mang máy đến trung tâm bảo hành để kiểm tra.

may lam banh my tiross ntdtt com

Sử dụng máy làm bánh mì Tiross như thế nào?

Đối với nhiều người, cách làm bánh mì bằng máy tại nhà còn khá lạ lẫm, tuy nhiên trên thực tế cách làm này vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần nhớ 3 bước cơ bản: chọn thực đơn – cho nguyên liệu – chọn chế độ là bánh mì sẽ tự động được ra lò, việc của bạn là chờ đợi và thưởng thức.

Các nguyên liệu làm bánh cần chuẩn bị

Bột mì, bột mì không chứa bột nở, bột mì nguyên chất, bột mì thô, bột bánh, bột bắp và bột yến mạch, đường, bột nở, muối, trứng gà, bơ, dầu thực vật, bột nước, soda, nước là những nguyên liệu để làm ra những chiếc bánh mì cơ bản, tùy theo công thức chế biến trong sách hướng dẫn làm bánh, bạn sẽ cần chuẩn bị thêm những thành phần khác nhau.

Các bạn cũng nên lưu ý khi trộn các nguyên liệu bột mì, không để ướt hoàn toàn bằng chất lỏng, chất lỏng được cho lên trên bột khô. Bột nở không được chạm với muối. Nếu bạn muốn cho thêm trái cây vào, hãy đợi sau khi bột nhào được một thời gian và có âm thanh “bíp” phát ra. Nếu cho vào quá sớm, hương vị sẽ dễ bay mất.

Sau đây là hướng dẫn sử dụng máy làm bánh mì Tiross chi tiết

Quy trình thực hiện

Bước 1: Đặt lòng nồi, chân vịt nhào trộn và trục quay vào đúng vị trí, vặn theo chiều kim đồng hồ cho đến khi khớp. Bạn có thể dùng chất chống dính cho chân vịt nhằm hạn chế bánh mì ra lò dính cả chân vịt.

Bước 2: Cho nguyên liệu theo thứ tự, tỉ lệ và khối lượng như sách hướng dẫn. Đậy nắp lại và chọn chương trình Menu phù hợp. Đồng thời, bạn chọn “Color” (màu) vỏ bánh: hơi vàng, vàng và vàng đậm. Chọn kích cỡ loại bánh, bạn có thể chọn “Delay” (bỏ qua) nếu muốn làm bánh luôn.

Bước 3: Nhấn nút “START”/”STOP” để khởi động máy

Bước 4: Với các chương trình BASIC (bánh mì cơ bản), FRENCH (bánh mì Pháp), WHOLE WHEAT BREAD (bánh mì lúa mạch), SWEET (bánh ngọt), SANDWICH (bánh sandwich), thường phát ra một tiếng bíp dài trong quá trình làm bánh. Âm thanh này nhắm gợi nhắc bạn cho thêm các nguyên liệu. Trong quá trình máy vận hành, hơi có thể thoát ra van xả.

Bước 5: Khi bánh đã hoàn tất, máy phát ra tiếng bíp khoảng 10 lần. Nhấn và giữ nút “START”/”STOP” trong vài giây để dừng máy và lấy bánh ra. Nếu không, máy sẽ tự động chuyển sang chế độ ủ ấm trong 1h.

Bước 6: Dùng bao tay để lấy bánh ra khỏi lòng nồi để tránh bị bỏng. Lật ngược ruột máy xuống khay, lắc nhẹ bánh sẽ rơi ra.

Bước 7: Để máy nguội trong vòng 20 phút rồi rút điện ra. Lấy chân vịt ra bằng thanh inox đi kèm với thiết bị, không dùng bằng tay tránh bị bỏng.

 

2.3 Vệ sinh máy làm bánh mì Tiross như thế nào

Sau khi hoàn tất chương trình làm bánh, bạn cần vệ sinh thiết bị nhà bếp để máy bền lâu, tuổi thọ cao. Cách vệ sinh từng bộ phận của máy như sau:

Ruột máy: Dùng miếng vải mềm thấm nước lau bên trong và ngoài lòng nồi, tuyệt đối không sử dụng miếng sắt chà sát dễ làm bong lớp chống dính. Lòng nồi phải đảm bảo khô ráo trước khi lắp lại vào máy.

Chân vịt nhào trộn: Dùng thanh inox để lấy chân vịt ra khỏi máy, nếu khó tháo ra bạn hãy đổ chút nước ấm vào máy chạy khoảng 30 phút để lấy chân vịt ra dễ dàng hơn. Nắp và cửa sổ nhìn: Dùng miếng vải mềm thấm nước để lau chùi.

Vỏ máy: Dùng miếng vải mềm thấm nước để lau chùi, không dùng các dụng cụ chà sát mạnh sẽ làm mất độ bóng của vỏ ngoài, không được nhúng vào nước dễ hỏng.

Cách sử dụng máy làm bánh mì Tiross khá đơn giản, vì thế bạn hoàn toàn có thể tha hồ sáng tạo những món bánh yêu thích của gia đình mình tại nhà đảm bảo vệ sinh, thơm ngon và dinh dưỡng.

3. Lưu ý khi làm bánh mì bằng máy Tiross

Màn hình hiển thị “H:HH” sau khi ấn nút “Start/Stop”: nhiệt độ trong máy quá cao. Lúc này bạn hãy ấn nút “Start/Stop” rồi rút điện, lấy lòng nồi ra và mở nắp để nguội.

Mô tô có tiếng ồn và bột không được trộn: mở nắp kiểm tra xem ruột nồi đã được lắp chặt chưa và bột có quá nhiều không. Nếu đúng, giảm lượng bột và chất lỏng cho phù hợp. Bạn hãy xem sách HDSD đi kèm máy để tham khảo thêm các sự cố khác và cách khắc phục nhé.

Dùng Bột và Nguyên Liệu Nào Làm Bánh Mỳ?

bot lam banh my ntdtt com

BỘT MỲ

Bột mỳ có chứa hàm lượng protein cao. Nó có độ dẻo cao và giữ được kích thước của bánh mỳ sau khi nở vì có chứa hàm lượng protein cao hơn các bột mỳ khác. Vì vậy nó có thể được sử dụng để làm bánh cỡ lớn.

Bột mỳ là thành phần quan trọng nhất để làm bánh mỳ.

BỘT MỲ KHÔNG GỒM BỘT NỞ

Đây là loại bột mỳ được trộn kỹ giữa bột cứng và bột mềm và dùng cho loại bánh mỳ nhanh hoặc làm bánh.

3. Bột Mỳ Mịn

Đây là loại bột mỳ được xay cả vỏ thường nặng hơn và có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn các loại bột mỳ khác. Các loại bánh mỳ được làm từ loại bột mỳ này thường ở dạng kích cỡ nhỏ. Nên bạn có thể trộn giữa loại bột mỳ này với loại bột mỳ khác để có thể làm ra loại bánh mỳ ngon hơn.

Bột Mỳ Thô:

Loại bột mỳ này còn gọi là “bột mỳ thô”. Đây là loại bột mỳ giống như loại bột mỳ xay cả vỏ. Để có thể làm ra loại bánh mỳ kích cỡ to, thường phải pha trộn với loại bột mỳ khác có tỷ lệ cao.

Bột bánh mỳ:

Bột bánh là bột mỳ được xay ra giữa bột mỳ mềm hoặt ít protein, đây là loại được dùng làm các loại bánh. Các loại bột mỳ khác nhau thường cho các loại bánh khác nhau. Nó phụ thuộc vào bột mỳ được trồng ở khu vực nào, vào mùa nào, quá trình xay và thời gian lưu kho. Bạn có thể thử với các loại bột mỳ khác nhau trên thị trường để có thể so sánh kết quả. Từ đó bạn có thể chọn ra loại mà bạn thích.

6. Bột ngũ cốc:

Đây là loại bột mỳ được làm ra theo tỷ lệ xay tương ứng giữa ngũ cốc và yến mạch giã nhỏ. Cả hai là những nguyên liệu dùng để làm bánh mỳ thô và tăng thêm hương vị.

Đường:

Đường là nguyên liệu quan trọng để tăng vị ngọt và màu của bánh. Trong khi bột mỳ làm chất dinh dưỡng cho bánh mỳ thì đường lại được dùng làm tăm thêm hương vị của bánh. Đường nâu, đường bột hoặc đường viên có thể được dùng theo các yêu cầu đặc biệt.

Bột nở

Bột nở nở ra trong quá trình làm bánh và sản sinh ra khí cacbon đioxin, làm cho bánh mỳ nở ra và mềm bên trong. Tuy nhiên, bột nở nhanh cần cacbon hydrat trong đường và bột mỳ làm chất dinh dưỡng.

Muối

Muối là nguyên liệu cần thiết để tăng thêm hương vị của bánh mỳ và màu vỏ của bánh. Nhưng muối cũng là nguyên nhân làm giảm việc nở của bột nở trong bánh mỳ. Không bao giờ dùng quá nhiều bột nở trong một công thức làm bánh. Nếu bạn không cần muối, hãy bỏ nó đi và bánh mỳ sẽ to hơn nếu không có muối.

Trứng

Trứng có thể làm tăng thêm kết cấu của bánh, làm cho bánh tăng thêm dinh dưỡng và to hơn về kích cỡ khi thêm hương vị đặc biệt của trứng. Khi cho trứng vào phải bóc vỏ và đánh đều trứng lên.

1 Mỡ hoặc bơ:

Mỡ có thể làm bánh mỳ mềm hơn và làm giảm tuổi thọ giữ bánh. Bơ phải được thái nhỏ và cắt lát trước khi sử dụng, nên phải đánh đều khi bỏ từ trong tủ lạnh ra.

1 Bột Nướng

Bột nướng chủ yếu được sử dụng để ủ trong chương trình làm bánh UNTRA FAST và làm bánh. Vì vậy nó không cần thời gian ủ và bột nướng tạo ra khí gas giúp tạo ra các bong bóng hoặc làm mềm kết cấu của bánh mỳ trên nguyên tắc hóa học.

13. SODA

Như nguyên tắc ở trên. Nó có thể được sử dụng cùng với bột nướng.

1 WARTER AND OTHER LIQUID

Nước là nguyên liệu cần thiết cho làm bánh mỳ. Nói chung, nhiệt độ nước giữa 20 và 25 độ C là thích hợp nhất. Nhưng nhiệt độ nước nên dùng ở 45-50 độ C để đạt được tốc độ nở nhanh hơn trong công thức làm bánh UNTRA FAST. Nước có thể được thay thế bằng sữa tươi hoặc dung dịch nước hòa với 2% bột sữa, nó sẽ làm tăng thêm hương vị của bánh. Một vài công thức thì có thể dùng nước hoa quả để tăng thêm hương vị của bánh như nước ép táo, cam và chanh.

TRỌNG LƯỢNG CÁC NGUYÊN LIỆU

Một trong những bước quan trọng để làm ra bánh mỳ ngon là sử dụng thích hợp các nguyên liệu

Nhà sản xuất khuyên bạn nên dụng các dụng cụ như cốc và thìa đong để có được số lượng chính xác, nếu không bánh mỳ sẽ không được như mong muốn.

Định lượng nguyên liệu chất lỏng

Nước, sữa tươi và bột sữa phải được đong cẩn thận bằng các cốc đong đi cùng máy.

Quan sát các mức độ khác nhau bằng mắt thường nhìn thẳng.

Khi bạn đong dầu nấu hoặc các nguyên liệu khác, nên làm vệ sinh sạch sẽ cốc đong trước.

Đong bột khô

Bột khô được cất giữ trong điều kiện tự nhiên. Dùng cốc đo cẩn thận để đảm bảo lượng bột trong cốc được đo chính xác.

3. Các nguyên liệu

Quan sát kỹ khi cho các nguyên liệu. Các nguyên liệu gồm chất lỏng, trứng, muối và bột sữa. Khi cho các nguyên liệu bột mỳ không được làm ướt bằng chất lỏng hoàn toàn. Các chất lỏng có thể được cho vào bên trên các bột khô. Đặc biệt, bột nở không được để gần với muối. Sau khi bột được nhào trộn một thời gian và tiếng kêu bíp nhắc bạn cho các nguyên liệu hoa quả vào. Nếu các nguyên liệu hoa quả cho vào quá sớm sẽ mất hết hương vị sau thời gian trộn quá lâu. Khi sử dụng chức năng trì hoãn trong thời gian dài, không nên cho các hương vị khác vào như trứng, nguyên liệu hoa quả.

Đây là  3 mẫu máy làm bánh mì Tiross tốt nhất

Máy làm bánh mì Tiross TS820

Vỏ nhựa trắng, 12 chức năng làm bánh, công suất 600W, dung tích 2l, chế độ hẹn giờ 13h, 3 mức tùy chỉnh vỏ bánh theo nhu cầu. Giá tham khảo: hơn 2 triệu.

Máy làm bánh mì Tiross TS821

Tương tự như trên, vỏ làm bằng inox siêu bền.  Giá tham khảo: hơn 3 triệu

Máy làm bánh mì Tiross TS822

Công suất lớn 750W, dung tích 3l, các chức năng khác tương tự như Tiross TS82 Giá tham khảo: gần 3 triệu.

Bánh mì tươi mềm, thơm phức ăn kèm với mứt, sữa, phô mai sẽ là bữa sáng hoàn hảo cung cấp đầy đủ năng lượng để bắt đầu ngày mới tràn đầy hứng khởi.

Để Tiết Kiệm Nhất, Bạn Hãy Click Để So Sánh Giá tại các Sàn Bán Hàng Lớn Nhất Việt Nam Dưới Đây:

Hi vọng với cách hướng dẫn sử dụng máy làm bánh mì Tiross trong bài viết trên, chắc hẳn bạn đã tích lũy cho riêng mình một vài bí quyết nho nhỏ để tự làm bánh. Chúc bạn làm những mẻ bánh ngon cho mình và gia đình.

Nội dung có hữu ích cho bạn không?