Cách vệ sinh máy sấy quần áo lồng ngang, lồng đứng tại nhà hiệu quả

Việc sở hữu một chiếc máy sấy quần áo trong gia đình đem lại rất nhiều tiện ích. Thiết bị này đặc biệt phù hợp để chăm sóc trẻ nhỏ và sức khỏe của gia đình trong những ngày mưa ẩm ướt. Nhưng nếu muốn thiết bị này bền lâu, các bạn cần thực hành theo cách vệ sinh máy sấy quần áo đúng chuẩn sau.

Cách vệ sinh máy sấy quần áo lồng ngang

1. Các dụng cụ chuẩn bị

Để tiến hành vệ sinh máy sấy quần áo lồng ngang nhiều tính năng các bạn không thể quên chuẩn bị các dụng cụ cần thiết như: Khăn mềm, bàn chải, vòi nước cao áp, giấm trắng, các dung dịch tẩy rửa thông thường loại nhẹ,…

Vệ sinh các bộ phận của máy sấy quần áo giúp máy sạch sẽ, hoạt động tốt hơn và tăng tuổi thọ

Vệ sinh các bộ phận của máy sấy quần áo giúp máy sạch sẽ, hoạt động tốt hơn và tăng tuổi thọ (Nguồn: blog.btaskee.com)

1. Vệ sinh lưới lọc

Lưới lọc là bộ phận thường xuyên bị tích tụ bụi bẩn, xơ vải trong quá trình sấy quần áo. Để làm sạch bộ phận này các bạn cần mở nắp máy, kéo lưới lọc ra ngoài rồi dùng khăn mềm để lau, loại bỏ xơ vải bám trên bề mặt. Sau khi vệ sinh xong các bạn có thể lắp lưới lọc lại như cũ để sử dụng trong lần sấy sau. Các bạn nên vệ sinh bộ phận này thường xuyên, nếu được thì thực hiện luôn sau mỗi lần sấy.

1.3. Vệ sinh bộ cảm ứng

Bộ phận cảm ứng sẽ có tác dụng nhận biết quần áo trong máy đã được sấy khô hay chưa. Việc vệ sinh bộ phận này cũng rất cần thiết. Các bạn có thể tiến hành như sau: rút nguồn của máy sấy quần áo và đảm bảo thiết bị đã nguội nếu vừa vận hành xong. Sử dụng 1 chiếc khăn mềm sạch nhúng với dung dịch giấm trắng pha loãng, tiếp theo bạn dùng 1 chiếc khăn khô mềm khác lau sạch lại. Các bạn lưu ý không sử dụng các dung dịch tẩy rửa mạnh lau bộ phận này để tránh gặp sự cố khi máy chạy.

1. Vệ sinh ngăn chứa nước

Hiện nay trên thị trường phổ biến dòng máy sấy dạng ngưng tụ. Nước ẩm đọng lại trên quần áo sẽ bốc hơi lên cao, theo ống dẫn sẽ ngưng tụ thành ở ngăn chứa chuyên dụng. Các bạn cần đổ hết nước bên trong ngăn chứa sau mỗi lần sử dụng để tránh nước bị đầy và tràn ra ngoài. Một số dòng máy sẽ có đèn báo giúp bạn dễ dàng nhận biết được nước đã đầy. Ngoài đổ nước, các bạn cũng cần làm sạch ngăn chứa theo cách thông thường rồi lắp lại như cũ để sử dụng cho lần tiếp theo.

1. Vệ sinh hệ thống thông hơi

Hệ thống thông hơi của máy sấy quần áo được khuyến cáo nên vệ sinh theo chu kỳ khoảng 20 lần sấy. Muốn vệ sinh bộ phận này các bạn cần đảm bảo máy đã nguội hoàn toàn và ngắt nguồn điện vì bộ phận này nằm bên trong. Tiếp theo, các bạn mở cụm 4 khóa bình thông hơi, mở trôn đĩa rồi kéo bình thông hơi ra ngoài. Muốn vệ sinh bình này, các bạn nên sử dụng áp suất nước như vòi xịt cao áp để nước đổ ra ngoài. Lắp bình đã được vệ sinh sạch sẽ vào máy sau đó khớp 4 khóa vào đúng vị trí để hoàn tất quá trình vệ sinh.

1.6. Vệ sinh lồng sấy

Cũng giống như các sản phẩm máy giặt sấy tích hợp 2 tính năng, lồng sấy là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với quần áo nên các bạn cần vệ sinh thường xuyên. Sau mỗi lần sấy, những cặn bẩn, bụi và xơ vải sẽ vương lại bên trong lồng sấy, các bạn có thể sử dụng khăn mềm sạch ẩm để lau.

1. Vệ sinh bên ngoài máy

Vỏ ngoài sẽ quyết định tính thẩm mỹ của máy sấy quần áo. Phần vỏ tiếp xúc với bụi bẩn và những tác nhân khác từ bên ngoài diễn ra trong quá trình sinh hoạt của gia đình. Vì thế, việc vệ sinh bên ngoài sẽ giúp chiếc máy giữ được vẻ bóng bảy, không bị xuống cấp. Cách vệ sinh máy sấy quần áo từ bên ngoài như sau: các bạn dùng khăn mềm, kết hợp với một chút dung dịch rửa nhẹ để lau chùi xung quanh, tiến hành lau lại bằng khăn sạch, tiến hành định kỳ thường xuyên để đạt hiệu quả tốt nhất.

Vệ sinh máy sấy quần áo thường xuyên để thiết bị bền lâu hơn

Vệ sinh máy sấy quần áo thường xuyên để thiết bị bền lâu hơn (Nguồn: adayroi.com)

 

Cách vệ sinh tủ sấy quần áo đứng

Tháo khung tủ sấy

Đối với các loại tủ sấy quần áo dạng đứng nhỏ gọn, dễ lắp đặt, trước hết các bạn cần tháo dỡ và tách riêng các bộ phận của tủ. Phần khung tủ thường là các thanh kim loại có các khớp nối với nhau. Các bạn có thể tháo rời từng thanh rồi lau bằng khăn ẩm. Trường hợp các thanh bị bám bẩn, các bạn có thể sử dụng thêm 1 chút dung dịch tẩy rửa nhẹ để chùi sạch, tránh hiện tượng hoen gỉ phần khung này.

2. Cách giặt vải dù bọc tủ sấy

Vải bọc tủ sấy vừa có tác dụng tạo thành 1 lồng sấy kín giúp khí nóng lưu chuyển bên trong không thất thoát ra ngoài, có tác dụng ngăn chặn bụi bẩn và các tác nhân khác từ bên ngoài vào. Vải bọc tủ sấy thường là loại vải dù vải bạt, rất bền và dễ vệ sinh, các bạn có thể đem đi giặt hoặc vò xơ với xà phòng loãng rồi đem phơi khô để sử dụng trong lần tiếp theo.

2.3. Lắp lại và sử dụng

Sau khi vệ sinh xong phần khung và vải bọc tủ sấy, các bạn hãy lắp lại tủ như cũ và sử dụng bình thường. Trong trường hợp quá bận rộn, chỉ việc tháo tủ ra, giũ sơ qua vỏ bọc để bụi bẩn bám dính bay đi hết cũng sẽ khiến tủ sạch sẽ hơn.

Vệ sinh tủ sấy quần áo rất dễ dàng

Vệ sinh tủ sấy quần áo rất dễ dàng (Nguồn: scdn.thitruongsi.com)

Bạn hãy bỏ túi cẩm nang chăm sóc nhà cửa của mình cách vệ sinh máy sấy quần áo hiệu quả, đúng cách trên đây để chiếc máy sấy quần áo hữu dụng trong gia đình luôn đảm bảo khả năng hoạt động tốt nhất và độ bền được nâng cao hơn. Ngoài ra, việc chọn tủ sấy hay máy sấy quần áo còn phải được cân nhắc dựa trên những tiêu chí cụ thể. Nếu đang có nhu cầu mua sắm máy giặt, máy sấy cho gia đình, các bạn hãy ghé Ntdtt để hưởng những khuyến mãi và ưu đãi cực kỳ hấp dẫn từ nhà cung cấp uy tín nhé!

Ngoài ra, sau quá trình sử dụng lâu dài phát sinh lỗi hỏng, nếu bạn cần  sửa máy giặt, sửa điều hòa hay lắp đặt, bảo dưỡng vệ sinh các các thiết bị điện lạnh khác như tủ lạnh, bình nóng lạnh, kho lạnh,hãy liên hệ đến thodienlanh24h.com là địa chỉ số 1 uy tín chuyên nghiệp. 

Đảm bảo giúp bạn giải quyết mọi vấn đề nhanh chóng và tiết kiệm được thời gian lẫn tiền bạc nhất.

Người Tiêu Dùng Thông Thái.

Nội dung có hữu ích cho bạn không?