Là một thiết bị nhà bếp phổ biến và quen thuộc đối với các bà nội trợ thế nhưng không phải ai cũng biết vệ sinh máy ép trái cây đúng cách. Vì thế, bài viết dưới đây của Blog Ntdtt sẽ giúp trả lời vấn đề đó thật cụ thể, chi tiết và rõ ràng.
Cách vệ sinh máy ép trái cây bằng tay
Nếu bạn mong muốn có thể tận hưởng được những ly nước ép hoa quả thơm ngon, ngọt ngào thì đừng quên xem ngay cách sử dụng và vệ sinh hiệu quả máy ép trái cây này nhé!
1. Cách tháo vệ sinh máy ép trái cây
Để có thể vệ sinh máy ép trái cây một cách an toàn và sạch sẽ thì mọi người phải biết cách tháo rời các bộ phận của dụng cụ này theo trình tự như sau:
Có thể bạn muốn biết:
- So sánh máy xay cầm tay Philips và Braun loại nào tốt theo 9 tiêu chí
- Đánh giá robot hút bụi Ecovacs Deebot Ozmo Slim 11 có tốt không từ A-Z
- Nên mua máy nước nóng trực tiếp hay gián tiếp an toàn tiết kiệm điện
- Đánh giá đèn bàn Philips có tốt không, giá bao nhiêu, nên mua loại nào
- Hướng dẫn cách sử dụng máy lọc không khí Winix các chức năng
- Bộ phận đầu tiên cần tháo chính là ngăn chứa bã trái cây ra khỏi chiếc máy ép rồi đem đổ những bã xơ.
- Tiếp theo, tìm công tắc khóa an toàn của máy ép, tháo chốt để nhắc chiếc nắp ra khỏi thân máy. Bạn có thể lấy chiếc thìa để nạo, vét những phần bã xơ còn sót lại để vứt đi.
- Cuối cùng, tháo rời bộ phận lọc nước trái cây cùng với lưới lọc, dao xay và phễu ra khỏi thân máy.
Các bộ phận của máy ép trái cây (Nguồn: cdn02.static)
1. Cách vệ sinh máy ép trái cây đơn giản
Các bước để tiến hành vệ sinh máy ép trái cây đơn giản sẽ gồm những bước sau:
- Bước 1: Ngay sau khi đã sử dụng xong máy ép, bạn phải lập tức tắt máy đi và rút dây cắm ra khỏi nguồn điện. Sau đó, chờ cho lưới lọc dừng quay hẳn.
- Bước 2: Tháo rời những bộ phận của máy (như mục 1.1 phía trên đã liệt kê chi tiết).
- Bước 3: Để có thể rửa thật sạch sẽ những bã xơ cứng đầu cứng cổ còn bám dính lại trong các bộ phận của máy xay thì cách tốt nhất là mọi người nên rửa với nước ấm.
- Rồi cho hết tất cả những bộ phận vừa tháo rời vào một chậu thau nhỏ có chứa nước nóng có chứa một ít xà phòng trong đó. Lưu ý: có thể thay thế xà phòng bằng dung dịch chất tẩy rửa an toàn.
- Bước 4: Ở bước này, mọi người có thể sử dụng một miếng cọ rửa bát để chà xát, tẩy rửa. Có những bộ phận quá nhỏ, miếng rửa bát không thể đưa vào được để kỳ cọ thì gợi ý là bạn nên sử dụng một chiếc bàn chải đánh răng cũ, nhỏ thì mới làm sạch được.
- Bước 5: Tương tự như vậy, đối với 2 bộ phận lưới lọc và dao xay, các bà nội trợ cũng nên sử dụng bàn chải thay cho miếng bọt biển để an toàn vì bộ phận này có nhiều kẽ nhỏ đồng thời rất sắc bén, dễ gây đứt tay, chảy máu. Ngoài ra, còn có 1 cách khác là ngâm lưới lọc cùng dao xay vào dung dịch có chứa 9 phần nước + 1 phần chanh – dung dịch này sẽ giúp các bã xơ còn bám trên 2 bộ phận đó “tan biến” một cách nhanh chóng.
- Bước 6: Khi các bộ phận của máy ép đã được rửa sạch sẽ và tỉ mỉ thì mọi người có thể dùng nước nóng tráng qua một lượt rồi sử dụng một chiếc khăn mặt khô, mềm để lau hoặc có thể để phơi khô bên ngoài tự nhiên.
- Bước 7: Cuối cùng các phụ kiện, bộ phận đã khô ráo thì mọi người tiến hành lắp ráp hoàn thiện các bộ phận của máy lại như ban đầu rồi xếp gọn gàng trong ngăn đựng đồ hoặc cất giữ ở những nơi thông thoáng để sử dụng cho những lần sau.
Vệ sinh máy ép phải trải qua 7 bước chi tiết (Nguồn: cdn02.static)
Lưu ý khi sử dụng máy ép trái cây dùng bền nhất
Bên cạnh việc vệ sinh máy ép trái cây thường xuyên thì các bạn còn cần lưu ý một số vấn đề sau để dụng cụ luôn bền đẹp.
Nên vệ sinh máy ngay sau khi sử dụng
Vì sao ư? Bởi lẽ bã xơ cùng với nước ép có thể làm sạch được ngay sau khi ép nước bằng nước ấm. Còn trong trường hợp để lâu quá rồi thì những vết bẩn cứng đầu sẽ bám dính và rất khó vệ sinh hay làm sạch được.
2. Không dùng chất tẩy rửa hay cồn khi tẩy rửa máy ép trái cây nhà bạn
Như đã nói, trong quá trình vệ sinh máy, bạn hoàn toàn có thể thay thế xà phòng bằng dung dịch chất tẩy rửa. Tuy nhiên nên lưu ý là có những bộ phận có thể áp dụng được như vậy còn một số khác thì không thể dùng các chất mài mòn, cồn… để rửa được. Bởi chúng sẽ làm hư hỏng các bộ phận của máy ép và nếu còn bám dính sẽ gây ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe của con người.
2.3. Đảm bảo rửa sạch xà phòng
Sau khi ngâm rửa các bộ phận của máy thì bạn phải luôn đảm bảo không còn một chút xà phòng nào cả. Vì như thế sẽ còn mùi cũng như gây ảnh hưởng cho sức khỏe. Do đó, nên rửa thật cẩn thận, tỉ mỉ và tuyệt đối phải sạch sẽ.
Đảm bảo máy ép được rửa sạch sẽ và cẩn thận (Nguồn: vi.aliexpress.com)
2. Làm khô các bộ phận trước khi cất giữ
Luôn luôn lau khô các bộ phận trước khi cất giữ để đảm bảo độ an toàn tối đa cho những lần sử dụng sau. Tuyệt đối không nên rửa hay ngâm phần thân máy với nước bởi đó là nơi chứa động cơ, mô tơ cũng như các bộ phận vi mạch khác. Không may để nước chạm vào thì sẽ bị hỏng hóc và cực kỳ nguy hiểm. Nếu phải sử dụng máy ép nhiều lần trong 1 ngày thì bạn chỉ cần rửa máy cho lần sử dụng cuối cùng. Các lần khác thì có thể sử dụng nước lạnh để làm sạch là được.
2. Khi vệ sinh nên cẩn thận, tránh làm đứt tay
Vì dao xay và lưới lọc khá sắc bén nên trong quá trình vệ sinh máy, mọi người nên thật cẩn thận để tránh những vết thương không đánh có như đứt tay hay xước da…
Mong rằng với những thông tin hữu ích về việc vệ sinh máy ép trái cây giúp bạn bảo quản thiết bị bền đẹp như mới, sử dụng lâu dài. Vì thế, đừng quên chọn sắm máy ép hoa quả thiết kế đơn giản, dễ sử dụng để thuận tiện hơn trong quá trình lau chùi, vệ sinh nhé.