Trẻ bị tự kỷ nặng là gì?
Tự kỷ là một hội chứng rối loạn về hành vi, làm suy giảm và ảnh hưởng đến sự hình thành các kỹ năng cơ bản ở trẻ. Đối với trẻ tự kỷ nói chung và trẻ bị tự kỷ nặng nói riêng, thế giới quan của chúng có sự khác biệt rất lớn so với thế giới quan của trẻ em bình thường. Mặc khác, do hậu quả của bệnh nên trẻ tự kỷ thường giảm hứng thú đối với thế giới xung quanh chúng. Mức độ suy giảm tùy thuộc vào mức độ bệnh của trẻ.
Nguyên nhân trẻ bị tự kỷ là gì? Thực tế hiện nay, việc xác định nguyên nhân khiến trẻ bị tự kỷ còn khá mơ hồ, do tự kỷ là một chứng bệnh phức tạp mà nguyên nhân cấu thành thường xuất phát từ bộ gen, môi trường sống và nhiều yếu tố khác nữa.
Có thể bạn muốn biết:
- Hướng dẫn cách sử dụng Hướng dẫn cách sử dụng điều hòa Casper bằng điều khiển tiết kiệm điệnbằng điều khiển tiết kiệm điện
- Đánh giá máy ép Hurom có tốt không, giá bao nhiêu, mua ở đâu
- Tủ sấy quần áo loại nào tốt: Tiross, Sunhouse, Saiko, Philiger, Nonan
- Cơn nóng chuẩn bị ập về, nhà bạn đã trang bị đủ vũ khí chống nóng chưa?
- Máy xay thịt gia đình loại nào tốt: Philips Tiross Panasonic Gali Taka
Nguyên nhân phổ biến nhất chính là sự bất thường về cấu trúc bộ gen hoặc nhiễm sắc thể. Ngoài ra còn có các nguyên nhân từ di truyền, môi trường sống hoặc do sự tổn thương của não dẫn đến việc kém phát triển ở trẻ.
Bệnh tự kỷ thường xảy ra ở trẻ em (Nguồn: cloudfront.net)
Dấu hiệu của trẻ tự kỷ nặng
Dưới đây là 5 dấu hiệu phổ biến của trẻ tự kỷ nặng, cụ thể như sau:
Không thể giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ
Dấu hiệu đầu tiên chính là việc không thể giao tiếp và sử dụng ngôn ngữ một cách bình thường. Sự bất thường ở dấu hiệu này chính là khi trẻ không thể sử dụng ngôn ngữ – bằng lời nói và kể cả việc tiếp nhận và thấu hiểu sự tương tác của mọi người xung quanh.
2. Tương tác xã hội, gia đình gặp khó khăn, hầu như không thể
Trẻ tự kỷ nặng gặp khó khăn trong việc tương tác xã hội, thậm chí không thể tương tác kể cả với gia đình của mình. Trẻ gặp trở ngại trong việc biểu lộ nét mặt và cảm xúc khi trò chuyện với mọi người xung quanh. Nghiêm trọng hơn trẻ không thể tham gia vào một cuộc nói chuyện bình thường.
2.3. Rối loạn chức năng cảm giác nặng
Tùy mức độ nghiêm trọng của bệnh mà trẻ tự kỷ sẽ có sự rối loạn chức năng cảm giác khác nhau. Nếu bệnh càng nặng thì trẻ bị tự kỷ sẽ rối loạn cảm giác càng nặng. Trẻ hoàn toàn mất khả năng xuất hiện và điều chỉnh cảm giác, cảm nhận của mình về mọi thứ xảy ra xung quanh.
2. Hành vi lặp đi lặp lại, tiêu cực
Trẻ bị tự kỷ thường có hành vi lặp đi lặp lại, đôi khi tiêu cực. Ví dụ như trẻ thường có thói quen sắp xếp đồ chơi theo đúng một trật tự lặp đi lặp lại. Cách thức trẻ tiếp nhận mọi việc xung quanh cũng không bình thường.
2. Xuất hiện triệu chứng tăng nặng: động kinh, mất ngủ, tính khí thất thường
Các triệu chứng như động kinh, mất ngủ, tính khí thất thường là dấu hiệu thường gặp ở trẻ bị tự kỷ. Đôi khi trẻ có thể thực hiện các hành vi hoặc cử động của cơ thể một cách liên tục như đập đầu vào tường hay lấy tay vỗ vào đầu.
Trẻ em bị tự kỷ thường có sự rối loạn về hành vi (Nguồn: abacusmaster.edu.vn)
3. Tự kỷ nặng nguy hiểm như thế nào?
Theo số liệu được thống kê đã chứng minh số lượng trẻ mắc bệnh tự kỷ ở Việt Nam ngày càng tăng cao. Như vậy đã có thể khẳng định tự kỷ ở một căn bệnh nguy hiểm nhất là đối với trẻ em.
Khi mắc bệnh tự kỷ, trẻ thường có xu hướng tự gây thương tích cho bản thân mình như tự cào cấu, tự đập đầu vào tường, trẻ bộc phát hành vi hung hăng, chống đối xã hội. Nếu nghiêm trọng hơn, trẻ tự kỷ nặng có thể bỏ đi lang thang và trốn tránh mọi người xung quanh.
Điều trị tự kỷ nặng
Dưới đây là các phương pháp điều trị cho trẻ tự kỷ nặng hiệu quả, bao gồm: điều trị cho trẻ tự kỷ tại nhà, chăm sóc cho trẻ và áp dụng phương pháp phân tích hành vi ABA
Tự kỷ nặng chữa được không?
Hiện nay, chứng tự kỷ – đặc biệt là tự kỷ nặng không thể điều trị để khỏi bệnh hoàn toàn. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra các phương pháp chữa trị hiệu quả để cải thiện sức khỏe về thể trạng và não bộ đã bị tổn thương ở trẻ. Lưu ý là các phương pháp này nên được áp dụng sớm khi vừa phát hiện bệnh.
Chăm sóc trẻ tự kỷ nặng
Hãy kiên nhẫn với trẻ tự kỷ, đặc biệt là những trẻ mắc tự kỷ nặng! Đây chính là nguyên tắc cần phải được chú trọng trong suốt quá trình điều trị bệnh cho trẻ. Trong đó cố gắng chú trọng đến cách thức giáo dục trẻ vì não bộ trẻ đã bị tổn thương nặng nề, kèm theo đó là việc trẻ không kiểm soát được hành vi bản thân mình. Các bậc phụ huynh nên tham khảo những cuốn sách hay dạy chăm sóc trẻ tự kỷ đúng cách để có thêm kiến thức hữu ích từ đó vận dụng vào việc chăm sóc con em mình.
Hãy kiên nhẫn với trẻ mắc chứng tự kỷ nặng. Hãy là người bạn đồng hành đáng tin cậy trên cuộc chiến chống lại căn bệnh nguy hiểm này ở trẻ. (Nguồn: congtybaovethanglong.com)
4.3. Phương pháp điều trị trẻ tự kỷ nặng
Một trong những phương pháp điều trị tự kỷ hiệu quả là phương pháp phân tích hành vi áp dụng ABA sử dụng việc phân tích hành vi, sau đó dựa trên kết quả đã nghiên cứu sẽ áp dụng để điều chỉnh thay đổi hành vi quan trọng của người bệnh. Phương pháp này có ý nghĩa rất lớn đối với người bị tự kỷ.
Mục đích của phương pháp áp dụng ABA chính là chú trọng việc củng cố các hành vi hơn là tập trung vào các hành vi không được quan tâm, các nhiệm vụ trong quá trình điều trị sẽ được chia nhỏ ra thành các phần ngăn, đơn giản và được chú trọng tại mỗi bước. Đích đến cuối cùng của phương pháp chính là giúp trẻ bị tự kỷ có thể phục hồi và hình thành các kỹ năng cơ bản – có ý nghĩa lâu dài trong sự phát triển của trẻ, giúp trẻ sống độc lập và đẩy hiệu quả của phương pháp đến thành công nhất có thể.
Trên đây là bài viết về chứng tự kỷ nặng ở trẻ, nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp chữa trị. Blog Ntdtt hy vọng sẽ giúp mọi người – đặc biệt là các bậc phụ huynh có thể trang bị thêm kiến thức và chuẩn bị hành trang vững vàng trong cuộc chiến chống lại căn bệnh tự kỷ nguy hiểm đối với con em mình. Bên cạnh việc nhờ đến sự tư vấn tâm lý khoa học từ các chuyên gia uy tín, bố mẹ cũng hãy chủ động tham khảo thêm nhiều kiến thức bổ ích về cách chăm sóc trẻ tốt nhất qua sách, báo, nguồn tin Internet đáng tin cậy. Chúc các bạn có một gia đình thật hạnh phúc với những đứa con khỏe mạnh, phát triển bình thường!