Học Logic Trong Thời Kỳ Phục Hưng Thế Kỷ 16

Đây là bài viết Logic học thời Phục Hưng thế kỷ 16  trong chuyên mục kiến thức của tạp chí Người Tiêu Dùng Thông Thái – Ntdtt.com. Mời bạn đón đọc phía dưới:

Kể từ thời Phục Hưng văn hoá của châu Âu, những mặt tích cực, khách quan khoa học trong Logic học của Arixtôt đã được phục sinh và phát triển để chống lại thần học, chống lại chủ nghĩa kinh viện, góp phần phát triển khoa học thực nghiệm.

Quá trình phục sinh và phát triển đó được bắt đầu từ Phơrăngxi Bêcơn (1561-1626) và Rơnê Đềcáctơ (1569-1662). Họ đều ra sức phát triển và khắc phục tính hạn chế của Logic học của Arixtôt (Logic qui nạp và diễn dịch đều là Logic chứng minh), nhưng lại đối lập nhau về lập trường phương pháp luận.Với Ph.Bêcơn, Ông phát triển Logic qui nạp làm cơ sở cho phương pháp thực nghiệm khoa học, tạo ra năng lực phát minh khoa học bằng con đường qui nạp – giả thuyết. Ngược lại với Bêcơn, R.Đềcáctơ lại hoàn thiện và phát triển Logic diễn dịch làm cơ sở cho phương pháp lý thuyết khoa học, tạo ra năng lực phát minh khoa học nhờ lược đồ giả thuyết –  diễn dịch.

Thực chất, hai con đường của Ph.Bêcơn và R.Đềcáctơ là bổ sung cho nhau, chứ không mâu thuẫn loại trừ nhau. Bởi vì, nếu như qui nạp giúp ta từ hiểu biết cái riêng đến hiểu biết cái chung, thì ngược lại diễn dịch lại cho ta năng lực đi từ hiểu biết chung đến hiểu biêt riêng. Sự đối lập  giữa hai đường lối trên là do hai ông đã quá đề cao vai trò của Logic qui nạp hoặc Logic diễn dịch trong ý tưởng xây dựng “Logic phát minh” khoa học. Thực ra, không bao giờ có cái gọi là Logic phát minh, nhưng cũng không thể có những phát minh khoa học bất chấp mọi logic.

Tạp chí Người Tiêu Dùng Thông Thái – Ntdtt.com

Nội dung có hữu ích cho bạn không?