Chủ Nghĩa Trọng Thương và Chủ Nghĩa Trọng Nông: Sự Hình Thành và Phát Triển

Đây là bài viết Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa  trong chuyên mục kiến thức của tạp chí Người Tiêu Dùng Thông Thái – Ntdtt.com. Mời bạn đón đọc phía dưới:

C.Mác là người đầu tiên phát hiện ra tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa, đó là lao động cụ thể và lao động trừu tượng.

Lao động cụ thể.

Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những ngành nghề chuyên môn nhất định. Mỗi lao động cụ thể có mục đích riêng đối tượng riêng và phương pháp riêng

-Khi phân công lao động xã hội càng phát triển thì các hình thức của lao động cụ thể càng phong phú, đa dạng, xuất hiện nhiều ngành nghề và càng tạo ra nhiều giá trị sử dụng cho hàng hóa.

-Lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng ,nhưng lao động cụ thể không phải là nguồn gốc duy nhất tạo ra giá trị sử dụng, giá trị sử dụng của hàng hóa bao giờ cũng do hai nhân tố hợp thành vật chất và lao động sống, lao động cụ thể chỉ làm thay đổi hình thái vật chất phù hợp nhu cầu con người.

Lao động trừu tượng.

Lao động trừu tượng là sự hao phí sức óc, thần kinh, bắp thịt trong quá trình lao động sản xuất hàng hóa. Lao động trừu tượng là nhân tố duy nhất tạo nên giá trị của hàng hóa

Lao động cụ thể là biểu hiện của lao động tư nhân, còn lao động trừu tượng là biểu hiện của lao động xã hội. Mâu thuẫn giữa hai mặt lao động tư nhân và lao động xã hội là mâu thuẫn cơ bản của sản xuất hàng hóa . Mâu thuẫn cơ bản biểu hiện:

-Sản phẩm do người sản xuất hàng hóa tạo ra có thể phù hợp, hoặc không phù hợp với nhu cầu xã hội.

-Hao phí lao động cá biệt có thể cao hơn, hay thấp hơn hao phí mà xã hội có thể chấp nhận.

-Mâu thuẫn cơ bản này vừa là động lực phát triển vừa tiềm ẩn khủng hoảng của sản xuất thừa.

Tạp chí Người Tiêu Dùng Thông Thái – Ntdtt.com