Nắm bắt ý nghĩa của quá trình phân phối

Đây là bài viết Phân phối là gì?  trong chuyên mục kiến thức của tạp chí Người Tiêu Dùng Thông Thái – Ntdtt.com. Mời bạn đón đọc phía dưới:

Phân phối là một khái niệm rộng, tùy theo góc độ xem xét mà có những nội dung phân phối khác nhau như phân phối tổng sản phẩm; tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng, theo lao động, theo giá trị tài sản hoặc vốn .v.v…

Mỗi phương thức sản xuất khác nhau có quan hệ phân phối khác nhau. Phân phối là một mặt của quan hệ sản xuất do quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất quyết định, chẳng hạn, dưới hình thức sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất thì sản phẩm làm ra thuộc quyền sở hữu và chi phối của các nhà tư bản; dưới hình thức tập thể về tư liệu sản xuất thì sản phẩm làm ra thuộc về tập thể.

Phân phối là một khâu của quá trình tái sản xuất xã hội. Sản xuất quyết định phân phối, có sản xuất thì mới có phân phối, sản xuất được nhiều thì có nhiều cái để phân phối và ngược lại. Tuy nhiên, phân phối cũng có tác động trở lại đối với sản xuất, nếu phân phối hợp lý, đảm bảo lợi ích kinh tế của các chủ thể tham gia vào quá trình sản xuất thì sẽ thúc đẩy sản xuất phát triển và ngược lại, nếu phân phối không hợp lý, không đảm bảo lợi ích kinh tế hài hòa sẽ không thúc đẩy sản xuất phát triển, chủ sở hữu không tích cực bỏ vốn để đầu tư sản xuất hoặc người lao động không tích cực lao động. Vì thế, phân phối có vị trí quan trọng nó có thể trở thành động lực của sự phát triển hoặc kìm hãm sự phát triển. Quan hệ phân phối là cái đảm bảo cuối cùng để quan hệ sở hữu từ hình thức pháp lý đến thực hiện về mặt kinh tế trong thực tế.

Tạp chí Người Tiêu Dùng Thông Thái – Ntdtt.com