Công cụ quản lý vĩ mô cho nền kinh tế thị trường XHCN

Đây là bài viết Các công cụ quản lý vĩ mô nền kinh tế thị trường định hướng XHCN  trong chuyên mục kiến thức của tạp chí Người Tiêu Dùng Thông Thái – Ntdtt.com. Mời bạn đón đọc phía dưới:

Các công cụ quản lý vĩ mô nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

  • Kế hoạch và thị trường
  • Xây dựng kinh tế nhà nước và kinh tế hợp tác hoạt động có hiệu quả
  • Hệ thống pháp luật
  • Các công cụ tài chính
  • Các công cụ tiền tệ
  • Các công cụ điều tiết kinh tế đối ngoại

Vai trò của công tác kế hoạch hóa:

Nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải sử dụng hai công cụ quản lý cơ bản là kế hoạch và thị trường. Việc sử dụng hai công cụ quản lý này không thể tách rời nhau mà là sự vận dụng quy luật phát triển có kế hoạch để điều tiết tác động của quy luật giá trị và vận dụng quy luật giá trị nhằm quản lý kinh tế phát triển theo kế hoạch.

Từ chỗ đối lập kế hoạch với thị trường, ngày nay chúng ta đã nhận thức rõ, cả kế hoạch lẫn thị trường đều là công cụ để quản lý nền kinh tế, trong đó thị trường là căn cứ, là đối tượng là công cụ kế hoạch hóa. Trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, kế hoạch hóa phải bao quát được tất cả các thành phần kinh tế, tất cả các quan hệ thị trường, không chỉ các quan hệ thị trường trong nước mà cả các quan hệ với thị trường ngoài nước.

Kế hoạch Nhà nước bao gồm kế hoạch dài hạn và ngắn hạn. thông qua kế hoạch dài hạn, nhà nước cụ thể hóa chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, từ đó vạch ra các chương trình kinh tế có mục tiêu để định hướng đầu tư, điều tiết các hoạt động kinh tế và đề ra các chính sách kinh tế thích hợp (thuế, tín dụng, xuất- nhập khẩu, chuyển giao công nghệ…)

Xem: Kinh tế thị trường là gì?

Tạp chí Người Tiêu Dùng Thông Thái – Ntdtt.com